Tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR): Chỉ số thể hiện tính hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản
FCR dựa trên trọng lượng thức ăn khô hoặc “nguyên trạng” của thức ăn và trọng lượng sống của sinh khối nuôi trồng thủy sản. Điều này hoàn toàn đúng từ góc độ quản lý trang trại, vì nông dân mua thức ăn trên cơ sở “nguyên trạng” của thức ăn và bán cá hoặc tôm trên cơ sở trọng lượng sống.
FCR điển hình nằm trong khoảng từ 1,2 đến khoảng 2,2 (giá trị của FE từ 0,83-0,45) tùy thuộc vào loại thức ăn, loài vật nuôi, kích thước của động vật, quy trình cho ăn và điều kiện chất lượng nước trong hệ thống nuôi trồng. Đôi khi, tỷ lệ FCR được ghi nhận từ 1,0 trở xuống – điều này đặc biệt xảy ra trong nuôi cá hồi.
Về mặt nhiệt động học và mặt sinh học, năng lượng và chất dinh dưỡng trong thức ăn không thể được chuyển hóa hoàn toàn thành chất dinh dưỡng và năng lượng cho vật nuôi trong nuôi trồng thủy sản. FCR là một chỉ số hữu ích trong quản lý trang trại, nhưng nó không phải là tỷ lệ thực tế của sự cân bằng khối lượng.
Lời giải thích tại sao FCR thực tế thực sự là ảo ảnh được tìm thấy trong hàm lượng nước. Thức ăn thường chứa 90-92% độ ẩm (nước), cá và tôm sống thường chứa 23-27% nước. Với tỷ lệ FCR là 1,0; chúng ta cần 1,0kg thức ăn chứa khoảng 0,91kg vật chất khô để tạo ra khoảng 0,25kg vật chất khô của vật nuôi. Tỷ lệ FCR vật chất khô sẽ là 3,64 so với tỷ lệ FCR thực tế là 1,0. Điều này có nghĩa là 2,64kg vật chất khô được thải qua chất thải và chỉ còn 1,0kg chất khô được thu hoạch trong sinh khối nuôi trồng thủy sản.
FCR vật chất khô là phép tính FCR liên quan đến chất lượng nước. Thức ăn đầu vào chủ yếu được tiêu thụ và hấp thụ qua ruột. Tuy nhiên, một phần vật chất khô thường không ăn được vào, thông thường là khoảng 2-5% đối với thức ăn cho cá và 10-15% đối với thức ăn cho tôm và khoảng 10% lượng thức ăn được bài tiết dưới dạng phân. Một phần chất dinh dưỡng được hấp thụ qua ruột bị oxy hóa bởi các loài nuôi trồng thủy sản để lấy năng lượng, một phần liên tục bị dị hóa và thay thế bằng chất dinh dưỡng được hấp thụ gần đó, cuối cùng phần còn lại của chất dinh dưỡng được thu hoạch trong sinh khối cá hoặc tôm.
FCR tổng càng lớn thì FCR vật chất khô càng lớn. FCR vật chất khô cao dẫn đến nhu cầu oxy tăng lên để oxy hóa chất thải của thức ăn và làm thất thoát nhiều chất dinh dưỡng của thức ăn như nitơ và phốt pho vào hệ thống nuôi trên mỗi đơn vị thức ăn được sử dụng.
Tải trọng hệ thống đối với nitơ và phốt pho hầu hết ở dạng chất dinh dưỡng có sẵn từ thực vật có thể thúc đẩy sự phát triển của thực vật phù du. Nhu cầu ôxy được thể hiện chủ yếu qua quá trình hô hấp của cá hoặc tôm. Trong ao, tải trọng hệ thống được giảm đáng kể bởi các quá trình vật lý, hóa học và sinh học. Thông thường, tải lượng nitơ và phốt pho chiếm khoảng 10-30% tải trọng hệ thống, và thậm chí ít hơn tải lượng nhu cầu oxy, trở thành tải trọng môi trường trong nước thải trang trại.
Trong các loại hệ thống nuôi trồng khác, một tỷ lệ lớn của tải trọng hệ thống bị thất thoát vào môi trường. Trong nuôi lồng, toàn bộ tải trọng hệ thống truyền qua lưới của lồng vào vùng nước xung quanh.
FCR thấp rất quan trọng vì nó làm giảm lượng chất gây ô nhiễm trong hệ thống và bảo vệ chất lượng nước trong hệ thống nuôi. Nó cũng làm giảm tải lượng môi trường trong tất cả các hệ thống sản xuất khác ngoài nuôi lồng. Hơn nữa, FCR thấp làm giảm lượng thức ăn cần thiết cho mỗi đơn vị sản xuất để giảm chi phí thức ăn.
Thức ăn cũng cần đất trồng trọt để sản xuất các thành phần có nguồn gốc thực vật như ngô, lúa mì, khô dầu đậu nành, khô dầu hạt cải, v.v. Hầu hết các loại thức ăn nuôi trồng thủy sản đều cần 0,2-0,3ha đất/t thức ăn. FCR thấp hơn làm giảm diện tích đất cần thiết cho mỗi đơn vị sinh khối nuôi trồng thủy sản được thu hoạch. Ví dụ: đối với thức ăn có hệ số đất là 0,25ha/t, thì đất cần cho các loài nuôi trồng thủy sản sẽ là 0,325ha/t tại FCR = 1,2 nhưng với 0,45ha/t thì FCR = 1,8.
Lượng bột cá hoặc dầu cá được sử dụng trên mỗi tấn sản lượng cá hoặc tôm sẽ giảm với FCR thấp hơn. Nếu thức ăn yêu cầu 700kg dịch cá/t thức ăn, thì tỷ lệ Cá vào – Cá ra (Fish in – Fish out raitio – FIFO) sẽ là 0,84 tại FCR = 1,2, nhưng với FIFO là 1,26 thì sẽ có tỷ lệ FCR = 1,8.
Giảm FCR có lợi ích to lớn. Sẽ có ít chất thải từ thức ăn đi vào hệ thống nuôi trên mỗi đơn vị sản xuất và điều này giúp bảo vệ chất lượng nước trong hệ thống nuôi trồng. FCR thấp hơn cũng làm giảm khả năng gây ô nhiễm trong nước thải trang trại, cải thiện FIFO đạt được tại các trang trại và giảm chi phí thức ăn trên mỗi đơn vị sản xuất. Hơn nữa, tải trọng hệ thống thấp hơn trong các hệ thống nuôi sẽ làm giảm nhu cầu oxy do thức ăn áp đặt cho phép hỗ trợ sinh khối lớn hơn trên mỗi mã lực sục khí.
Hiện tại, chương trình chứng nhận BAP yêu cầu các trang trại báo cáo FCR của họ, nhưng không có giới hạn trên đối với FCR cho phép. Trong tương lai, nên cân nhắc xem xét các giới hạn đối với FCR. Tỷ lệ FCR thấp được xem là dấu hiệu thể hiện tính hiệu quả trong hoạt động nuôi trồng thủy sản.
Trudy Nguyễn (Biên dịch)
Nguồn: Báo Người Nuôi Tôm