Hotline: 028 363 66 229

Tôm phân trắng? Đừng lo lắng! Đã có BIOFENCE AQUA®

 

Tôm bị phân trắng - Hình: Internet

 

Vào mùa nắng nóng, nhiệt độ nước cao, mật độ dày, cải tạo ao không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật là những yếu tố làm cho bệnh phân trắng trên tôm lây lan nhanh làm giảm năng suất, gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi.

 

1. Nguyên nhân

 

Phân trắng là loại bệnh phổ biến trong tôm nuôi thường bắt đầu gặp từ thời điểm tôm nuôi được hơn 40 ngày trở đi; có nhiều tác nhân có thể gây bệnh.

Ban đầu, có thể chỉ một nhân tố cụ thể gây bệnh trước, sau đó các nhân tố khác có cơ hội tấn công tiếp khi tôm đã bị suy yếu khả năng kháng thể. Do nguyên nhân gây bệnh đôi khi không phải chỉ do một tác nhân nên việc trị bệnh chỉ thực sự đem lại hiệu quả nếu chúng ta xác định đúng nguyên nhân.

Bệnh thường xảy ra khi nhiệt độ kéo dài > 32oC, ôxy hòa tan < 3 ppm; Nồng độ các chất hữu cơ cao > 100 ppm; Nồng độ Vibrio cao > 1 x 102 CFU/ml; Độ kiềm < 80 ppm và > 200 ppm.

 

Ngoài ra còn do các tác nhân sau:

• Thức ăn: Tôm ăn phải thức ăn kém chất lượng hoặc bị nấm mốc, độc tố dẫn đến bệnh đường ruột, bệnh phân trắng… Bệnh sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn ở những ao tồn đọng nhiều thức ăn dư thừa;

• Tảo độc: Tôm ăn phải các loại tảo độc như: tảo lam, tảo giáp… trong ruột các loại tảo này tiết ra enzyme có khả năng gây tê liệt biểu mô, khiến ruột tôm không hấp thụ được thức ăn và không tiêu hóa được, dẫn đến tình trạng ruột bị tắc nghẽn gây bệnh phân trắng trên tôm;

• Do ký sinh trùng Gregarine: Gregarine nhóm nguyên sinh vậy ký sinh trung gian trên nhóm thân mềm 2 vỏ và nhóm giun tơ xâm nhập vào tôm khi chúng ăn phải những vật chủ trung gian, chúng sẽ bám vào thành ruột của tôm, gây tổn thương ruột dẫn đến hiện tượng phân trắng;

• Do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei: vi bào tử trùng chuyên ký sinh trên gan tụy của tôm và có thể gây ra bệnh phân trắng;

• Do nhóm vi khuẩn Vibrio: nhóm vi khuẩn trong hệ thống gan tụy, đường ruột và phân tôm thuộc các nhóm Vibrio parahaemolyticus, Vibrio fluvialis, Vibrio alginolyticus, Vibrio mimicus, Vibrio vulnificus, Vibrio cholera  Vibrio damselae.

 

2. Triệu chứng

Nguồn: Internet

 

Tôm bị nhiễm bệnh nặng sẽ trở nên sậm màu hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến gan tụy và đường ruột sẽ đổi thành màu trắng. Với các biểu hiện cụ thể như sau:

– Xuất hiện phân tôm màu trắng trên nhá hoặc nổi trên mặt nước, dọc bờ ao, góc ao, cuối hướng gió;

– Tôm yếu ăn (hoặc bỏ ăn nếu bị bệnh nặng), phân tôm nổi lên mặt nước và tập trung nhiều ở cuối hướng gió. Khi quan sát đường ruột tôm thấy trống thức ăn hoặc thức ăn bị đứt quãng;

– Kiểm tra bằng phương pháp mô học của mẫu tôm bị bệnh phân trắng thì thấy gan cũng bị tổn thương, tế bào gan bị chết từng điểm bong ra;

– Hệ thống đường ruột bị viêm nhiễm nặng không hấp thụ được thức ăn, phân tôm có màu trắng, thịt tôm không chứa đầy vỏ, vỏ mềm;

– Bệnh phân trắng nếu phát hiện bệnh sớm và xử lý kịp thời, khả năng bắt mồi của tôm sẽ trở lại bình thường; nếu không cường độ bỏ ăn ngày càng cao. Tôm bệnh ngày một gia tăng, đến mức độ nào đó sẽ thấy hiện tượng tôm chết rải rác ở đáy ao, từ vài con đến hàng trăm con/ngày và mỗi ngày một tăng.

 

Một số dấu hiệu nhận biết tôm bị phân trắng - Nguồn: Internet

 

Dấu hiệu dễ nhận biết nhất đó là phân nổi theo 4 giai đoạn sau:
Giai đoạn 1 (nhẹ): phân màu trắng cách đáy khoảng 20cm
Giai đoạn 2 (nặng): phân trắng lơ lửng trong nước
Giai đoạn 3 (khá nặng): phân trắng cách mặt nước khoảng 20cm
Giai đoạn 4 (rất nặng): phân trắng nổi trên mặt nước
 

 

3. Phòng ngừa

- Ao nuôi cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi thả giống. Đối với ao đất, toàn bộ chất cặn bã, bùn phải được loại bỏ hoàn toàn. Nước cấp vào ao nuôi cần phải được xử lý cẩn thận để loại bỏ mầm bệnh. (Nguồn: Dr. Chalor Limsuwan)

- Không cho tôm ăn dư thừa, lượng thức ăn ngày đầu tiên thả giống chỉ nên vào khoảng 2kg/100.000 con và sau 30 ngày thả nuôi, lượng thức ăn không được vượt quá 200kg/100.000 con. Người nuôi cần phải ước lượng được tỷ lệ sống và tính toán lượng thức ăn dựa trên phần trăm trọng lượng trung bình của tôm. (Nguồn: Dr. Chalor Limsuwan)

- Nên duy trì hệ thống quạt nước sao cho hàm lượng Oxy hòa tan trong ao luôn tối thiểu là 3.5 - 4ppm trước lúc bình minh. (Nguồn: Dr. Chalor Limsuwan)

- Trộn BIOFENCE AQUA® cho tôm ăn định kỳ với liều lượng 2-3g/kg thức ăn, 01 cữ/ngày trong suốt vụ nuôi. Nhằm cải thiện sức khỏe tổng thể cho tôm, tăng sức đề kháng, tăng khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng, từ đó phòng ngừa các bệnh/hội chứng liên quan đến đường ruột như Phân trắng, Phân lỏng, Phân đứt khúc v.v… cũng như giảm hệ số tiêu tốn thức ăn và chi phí nuôi.

 

4. Điều trị

 

Trường hợp 1: Tôm bị phân trắng nhẹ

Bước 1: Cắt cữ ăn tức thời  + chạy quạt với tốc độ cao nhất nhằm hỗ trợ nhanh chóng phân hủy chất thải trong ao nuôi.

Bước 2: Xử lý môi trường:

- Diệt khuẩn, cắt tảo độc.

- Tùy vào màu tảo mà cấy vi sinh Total® hoặc Maaveric-PS® (tăng tỉ lệ điều trị thành công).

Bước 3: Trộn cho ăn: giảm 30% thức ăn

- Cữ 1: Biofence Aqua® 7-10g/kg thức ăn

- Cữ 2: Nếu tôm nhỏ thì trộn Hepatostim® với liều 5g/kg thức ăn.

- Cữ 3: Biofence Aqua® 7-10g/kg thức ăn

Cho ăn liên tục 3-5 ngày

=> Kết quả: Sau 3 ngày có biểu hiện tốt ( phân trắng giảm), vài ngày tiếp theo tôm hết phân trắng, ăn mạnh, tụt size.

 

Trường hợp 2: Tôm bị phân trắng nặng

 

Bước 1: Cắt cữ ăn tức thời  + chạy quạt với tốc độ cao nhất nhằm hỗ trợ nhanh chóng phân hủy chất thải trong ao nuôi.

Bước 2: Xử lý môi trường:

- Diệt khuẩn, cắt tảo độc.

- Tùy vào màu tảo mà cấy vi sinh Total® hoặc Maaveric-PS® (tăng tỉ lệ điều trị thành công).

Bước 3: Trộn cho ăn (giảm 30% thức ăn)

- Cữ 1: Recharge® 7-10mL/kg thức ăn.

- Cữ 2: Nếu tôm nhỏ thì trộn Hepatostim® với liều 5g/kg thức ăn.

- Cữ 3: Biofence Aqua® 7-10g/kg thức ăn

Cho ăn liên tục 3-5 ngày.

 

=> Kết quả: Sau 3 ngày có biểu hiện tốt (phân trắng giảm), vài ngày tiếp theo tôm hết phân trắng, ăn mạnh, tụt size.

 

 

 

BIOFENCE AQUA® - Sản phẩm Tribotic tiên tiến trên thế giới 

 

RECHARGE® - Acid hữu cơ an toàn và hiệu quả cho tôm

 

 

Tài liệu tham khảo:

1. Niti Chuchird - White Feaces and Hepatopancreatic Syndrome Reason and Preventation - Aquaculture Business Research Center, Kasetsart University, Thailand (Presentation)

2. Charlor Limsuwan - White Feaces Syndrome and Early Mortality Syndrome in Pacific White Shrimp - Faculty of Fisheries, Kasetsart University, Thailand (Paper).