Hotline: 028 363 66 229

Tép Bạc đoạt quán quân Startup Việt 2020

Vượt qua những đối thủ mạnh trong Top 5, startup giải pháp quản lý ao nuôi tôm Tép Bạc chinh phục ban giám khảo và trở thành quán quân Startup Việt 2020.

  • 14h23

Gala Startup Việt 2020 bước vào phiên chiều

QUYN5632-1124-1606894362.jpg

 

Trong phiên chiều Gala Summit Startup Việt 2020, chương trình sẽ công bố Top 5 mùa thi năm nay và bước vào phiên thuyết trình trực tiếp trước hội đồng giám khảo. Mở đầu phiên chiều, ông Phạm Trọng Nghiệp - Thư ký Tòa soạn Báo VnExpress, Trưởng ban tổ chức Startup Việt 2020 trao hoa tri ân sự đồng hành của các đơn vị tâm huyết với sự phát triển của cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam. Đó là nhà tài trợ vàng Winsan, nhà tài trợ bạc Gojek, đối tác chiến lược Tiki, đối tác chuyên môn ThinkZone Ventures, đối tác đồng hành Speakup, Circo, Khách sạn Intercontinental, đối tác truyền thông: SVF, VIISA, đối tác cộng đồng: Songhan incubator, Innolab Asia, Yellowblocks, NSSC, TopDev, VietAI.

 

  • 14h26

Năm nay, hội đồng chuyên môn "cầm cân nảy mực" lựa chọn quán quân Startup Việt 2020 có ông Chu Quang Thái - Trưởng đại diện thường trú NSSC tại TP HCM, bà Lê Diệp Kiều Trang - Nhà sáng lập quỹ đầu tư Alabaster, ông Richard Triều Phạm - Phó tổng giám đốc tài chính Tập đoàn Tiki. Các nhà đầu tư cũng đã sẵn sàng tư vấn và đồng hành cùng các startup, gồm ông Phạm Văn Tam - Chủ tịch Tập đoàn Winsan, ông Võ Trần Đình Hiếu - Giám đốc tài chính tại Quỹ Tăng tốc Khởi nghiệp VIISA, ông Bùi Ngọc Đức - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Đất Xanh, ông Bùi Thành Đô - Sáng lập và CEO ThinkZone Ventures.

QUYN5616-2376-1606894389.jpg

 

  • 14h30

Công bố Top 5 Startup Việt 2020 

Dựa trên tổng điểm quy đổi từ thông tin hồ sơ startup gửi (chiếm 40% số điểm), đánh giá của hội đồng chuyên môn (chiếm 40% số điểm) và bình chọn của độc giả (chiếm 20% số điểm), ban tổ chức sẽ tìm ra Top 5 Startup Việt 2020 để cùng thuyết trình trực tiếp tại Gala Summit.

Top 5 Startup Việt 2020 gồm: Cohota, Biostarch, Tép Bạc, Drone Pro và Mismart.

Ngay sau khi công bố, 5 startup sẽ bắt đầu bước vào phần thuyết trình trực tiếp và phản biện trước hội đồng chuyên môn. Mỗi startup có 7 phút trình bày dự án, mỗi đội sẽ có tối đa hai đại diện tham gia phần trả lời câu hỏi từ hội đồng chuyên môn trong vòng 5 phút. Sau phần phản biện, nhà đầu tư có thể nhấn chuông nếu cảm thấy startup phù hợp và có quyết định đầu tư. Thứ tự thuyết trình và phản biện của các Startup là ngẫu nhiên. Các điểm số vòng ngoài của các startup sẽ không được tính ở vòng này. Startup nào có điểm số trung bình từ các thành viên của hội đồng chuyên môn cao nhất hôm nay sẽ đạt danh hiệu Startup Việt 2020. Trường hợp có từ hai startup có điểm số bằng nhau, startup có điểm số trung bình các vòng ngoài cao hơn sẽ đạt danh hiệu Startup Việt 2020.

 

  • 14h35

Tép Bạc trình bày đầu tiên

Vòng pitching top 5 bắt đầu với dự án Tép Bạc - Giải pháp quản lý trang trại thủy sản công nghệ cao. Đây là công ty khởi nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phát triển công nghệ thủy hải sản duy nhất tại Startup Việt 2020.

QUYN5685-6702-1606895169.jpg

 

Tép bạc bắt đầu từ website thủy sản từ năm 2012, đến nay website đã có 10.000 lượt truy cập. Đại diện Tép bạc tự tin dự án sẽ làm thay đổi thói quen nuôi trồng thủy sản của người nông dân.

Xuất phát từ mong muốn nâng cao chất lượng hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam đồng thời hỗ trợ các trại nuôi các chỉ số, nhật ký về quy trình, chứng nhận xuất khẩu quốc tế. Theo đó, dự án tạo ra nền tảng công nghệ từ đám mây (cloud) giúp chủ nuôi theo dõi nhật ký nuôi, tính toán chí phí, cảnh báo diễn biến bất thường của môi trường và kết nối cùng chuyên gia.

QUYN5660-1875-1606895169.jpg

 

Ứng dụng còn xây dựng được cộng đồng để giảm dịch bệnh trên thủy hải sản, sàn giao dịch để phát triển việc mua - bán, truy xuất nguồn gốc... hỗ trợ và tập trung lợi ích cho người nông dân. Startup này còn phát triển thiết bị quan trắc môi trường nước tự động tích hợp cùng phần mềm, giải quyết các rủi ro về thay đổi môi trường và tiết kiệm nhiên liệu.

 

  • 14h40

Một sản phẩm khác của Tép Bạc là sàn giao dịch thủy sản, mỗi vụ nuôi đều có một QR code giúp truy xuất nguồn gốc sản phẩm, con tôm được nuôi từ lúc nào, giống của công ty nào, cho ăn thức ăn gì, khi nào thu hoạch, bán cho ai...

QUYN5645-6477-1606895333.jpg

 

Phần mềm quản lý trại nuôi tập trung phát triển những tính năng hỗ trợ người nông dân, giúp họ quản lý, ghi nhật ký chăn nuôi, đảm bảo theo dõi sát chi phí mỗi ngày, quản lý kho, quy trình nuôi, giúp hộ nông đảm bảo tốc độ tăng trưởng vật nuôi và lượng thức ăn chăn nuôi. Nông dân cũng có thể kết nối chuyên gia để nhận hỗ trợ từ xa.

Hiện đa số trại nuôi sử dụng thiết bị di động nhiều nên Tép Bạc tập trung thiết kế giao diện thân thiện, dễ hiểu. Startup này cũng hoàn thiện quy trình quản lý dữ liệu gồm tất cả yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng vật nuôi. Các chỉ số nếu bất thường sẽ ngay lập tức được cảnh báo về thiết bị của người sử dụng, có thể điều khiển từ xa những thiết bị giúp điều hòa chỉ số môi trường nước.

 

QUYN5720-4599-1606895658.jpg

 

Doanh nghiệp cũng sản xuất một máy đo chỉ số môi trường có khả năng tự động vệ sinh đầu dò, giúp kéo dài tuổi thọ đầu dò và quản lý dễ dàng hơn. Các chỉ số phổ biến như pH, oxy, độ mặn đều có thể được theo dõi và điều hòa từ xa.

Startup cũng hỗ trợ nông dân phát triển tủ điều khiển thông minh điều khiển từ xa, điều khiển hẹn giờ hoặc theo chỉ số môi trường cài đặt sẵn. Bên cạnh đó là trợ lý ảo giúp tương tác giữa kỹ sư và nông dân dễ dàng hơn. Hiện doanh nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng 300% và đã phục vụ nhiều khách hàng lớn, hợp tác với các đối tác trong nước lẫn quốc tế.

 

  • 14h46

Tép Bạc vào vòng phản biện

Ông Trương Gia Bình - Chủ tịch FPT đặt câu hỏi với tư cách là đối tác chuyển đổi số của Minh Phú, vai trò dự đoán của mô hình này, vào thời điểm nhất định thì người nông dân có biết được thu hoạch được bao nhiêu cân tôm hay không.

QUYN5765-8675-1606895775.jpg

 

Tép Bạc khẳng định ứng dụng có tính năng không chỉ dự báo được sản lượng mà còn ước tính được doanh thu, lợi nhuận, một cân bao nhiêu con tôm, bán được bao nhiêu tiền và lợi nhuận bao nhiêu.

"Thế thì rất tuyệt vời, Minh Phú có thể rất kỳ vọng điều này", ông Trương Gia Bình khen ngợi.

Chủ tịch FPT cũng cho rằng mức giá 30 triệu của đầu dò là rẻ. Quan trọng là chất lượng có đúng như những gì startup nói hay không. Việt Nam hiện có 700.000 ao tôm, làm sao đảm bảo chất lượng của thiết bị, ông Bình đặt câu hỏi.

 

QUYN5713-4620-1606895775.jpg

 

Nhà sáng lập Tép Bạc chia sẻ sản phẩm đã được phát triển từ 2017, thời điểm có nhiều mô hình sản phẩm khác tương tự nhưng không thành công vì đầu dò nhanh hỏng, được phát triển trong phòng lab nhưng không hiệu quả trong thực tế.

"Tôi đã từng thất bại, phải đến 2019 mới phát triển được một giải pháp sản phẩm đầu dò có thể tự vệ sinh, phù hợp với môi trường thực tiễn chứ không chỉ hiệu quả trong phòng lab", Nhà sáng lập của Tép Bạc nói.

 

  • 14h55

BioStarch thuyết trình

Trước khi bắt đầu thuyết trình, Trần Thị Diễm My - Đồng sáng lập BioStarch chia sẻ Startup Việt 2020 đã được tổ chức chu đáo về công tác đào tạo, tư vấn từ hội đồng giám khảo giúp doanh nghiệp cải thiện mô hình sản phẩm, mô hình kinh doanh.

QUYN5816-5722-1606896163.jpg

 

 

  • 14h57

Giải pháp 'Túi Biết Thở - Túi bảo quản thực phẩm sinh học' được bình chọn vào top 5 với sản phẩm bao bì sinh học làm từ bột củ sắn, hướng đến sự phát triển bền vững của cộng đồng.

QUYN5804-2400-1606896425.jpg

 

Trần Thị Diễm My - đại diện startup cho biết dự án bắt đầu với ý tưởng tạo ra một giải pháp để giải quyết tình hình nông sản bị ùn ứ, đổ bỏ do không xuất khẩu được trong Covid-19 đồng thời tạo ra sản phẩm thân thiện môi trường từ những nguồn tài nguyên bản địa như tinh bột củ sắn mì hoặc vỏ trấu.

Hạt nhựa sinh học tạo ra túi có thành phần chính là tinh bột củ sắn và nhựa nguyên sinh nguồn gốc dầu mỏ dùng trong sản xuất bao bì thực phẩm. Nhờ đó, sản phẩm giúp giảm lượng nhựa gốc dầu mỏ trong sản xuất, thời gian phân hủy ngắn dưới tác động của vi khuẩn và quá trình khoáng hóa, giúp giảm đáng kể lượng rác thải nhựa ra môi trường. Sản phẩm túi bảo quản từ sắn mì có thể phân hủy trong thời gian nhanh hơn.

QUYN5846-5531-1606896198.jpg

 

Sản phẩm thành hình có mùi thơm nhẹ thơm nhẹ như bánh mì. Túi còn giúp nông sản hô hấp trong quá trình bảo quản, giúp bảo quản lâu hơn.

 

  • 14h58

Thị trường chưa có giải pháp nào về bao bì sử dụng nguyên liệu sinh học và chuyên dụng cho bảo quản thực phẩm, theo chị Diễm My.

BioStarch hiện có 5 nhân sự với những nhân sự chuyên môn về tự động hóa và công nghệ nano nhằm phát triển và ứng dụng sản phẩm có khả năng sản xuất đại trà, khả năng bảo quản nhiều sản phẩm hơn.

Doanh nghiệp hướng tới phục vụ doanh nghiệp xuất khẩu rau quả tươi hoặc phân phối trong nước. Thị trường này dự kiến 80 triệu USD và còn gia tăng khi Việt Nam hội nhập sâu rộng quốc tế, đặc biệt tận dụng EVFTA hoặc các hiệp định thương mại tự do song phương.

Về chiến lược kinh doanh, sau khi xác định khách hàng mục tiêu là doanh nghiệp xuất khẩu, BioStarch tiếp cận khách hàng qua các triển lãm, hội chợ... cung cấp sản phẩm mẫu để khách hàng sử dụng và phản hồi, từ đó mở rộng mạng lưới đối tác. Kênh online cũng được tận dụng để quảng bá sản phẩm.

Hiện doanh nghiệp xây dựng hệ thống phân phối gồm 40 chuyên viên kinh doanh. Sản phẩm hiện cung cấp cho nhiều doanh nghiệp trong nước lẫn trong khu vực. BioStarch dự kiến huy động 3-3,4 tỷ đồng để đầu tư nhà xưởng, có vốn lưu động để phát triển dự án.

 

  • 15h01

QUYN5971-8377-1606898372.jpg

 

Ông Chu Quang Thái khẳng định dự án của BioStarch có tính bền vững cao, ông không ngần ngại chia sẻ bản thân ông là một đối thủ của startup này. Ông chất vấn: Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp là gì? Ứng phó như thế nào?

Chị Diễm My chia sẻ lợi thế là nguyên liệu và nền tảng công nghệ, sau này còn phát triển thêm các sản phẩm khác dựa trên nguyên liệu sinh học. Còn hiện tại, doanh nghiệp Việt Nam đa số nhập khẩu công nghệ, máy móc còn giá trị chủ yếu chỉ dừng lại gia công.

QUYN5817-3347-1606896620.jpg

 

"Tôi tin rằng dựa vào nguyên liệu, công nghệ, dựa trên nền tảng giá trị vững vàng thì có thể đi xa hơn, có lợi thế cạnh tranh so với các công ty khác", chị Diễm My khẳng định.

QUYN5865-3793-1606897625.jpg

 

Trong khi đó bà Lê Diệp Kiều Trang thắc mắc chiến lược thâm nhập thị trường của BioStarch là gì. Đại diện startup chia sẻ doanh nghiệp đang hợp tác với nhiều bên liên quan gồm các tổ chức quốc tế nhằm tuyên truyền bảo vệ môi trường, kết hợp quảng bá sản phẩm. Ngoài ra trong năm sau, doanh nghiệp cũng sẽ phát triển hàng loạt sản phẩm mới để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra doanh nghiệp cũng hướng đến kênh bán lẻ.

QUYN5876-9650-1606897626.jpg

 

Còn ông Richard Triều Phạm thắc mắc về phản hồi của khách hàng về sản phẩm của BioStarch.

 

  • 15h04

Trả lời câu hỏi này, đại diện dự án cho biết "khách hàng của khách hàng" ở thị trường quốc tế rất yêu thích sản phẩm này. Tuy nhiên, khách hàng vẫn còn mong muốn có nhiều cải biến hơn về kích cỡ và loại sản phẩm như túi zip.

QUYN5884-4481-1606896947.jpg

 

Tiếp tục, ông Trương Gia Bình đặt câu hỏi đâu là điểm tốt nhất của sản phẩm. Trả lời vấn đề này, Diễm My cho rằng điểm nổi bật của dự án chính là sử dụng nguyên liệu từ nông sản Việt Nam. Đồng thời, dự án cũng là đơn vị đầu tiên sử dụng công nghệ kết hợp hạt nhựa nguyên sinh và vật liệu nông sản để làm túi bảo quản.

QUYN5896-2498-1606897237.jpg

 

Ông Phạm Văn Tam - đại diện Winsan là người đã nhấn chuông lựa chọn. Đặt câu hỏi cho Diễm My, ông Tam thắc mắc nếu ông đầu tư 3 tỷ đồng, thì ông sẽ được bao nhiêu %.

 

  • 15h06

Nhà đầu tư 'rung chuông vàng'

QUYN5901-3444-1606897393.jpg

 

Ông Bùi Thành Đô từ ThinkZone Ventures ngỏ ý doanh nghiệp hợp tác với các nhà máy hiện hữu thay vì đầu tư lớn cho khâu sản xuất. Diễm My chia sẻ hiện startup muốn chứng minh thị trường trước khi bắt tay hợp tác để khẳng định năng lực.

Ông Võ Trần Đình Hiếu - CFO của VIISA băn khoăn làm sao chứng minh màng sinh học này tốt hơn các sản phẩm cùng chủng loại khác. Đại diện BioStarch cho biết nhiều sản phẩm khác sử dụng một mặt polymer, một mặt tinh bột, trong khi đó sản phẩm của doanh nghiệp này cho khí đi qua nhưng nước không đi qua bằng công nghệ nano. Ngoài ra vấn đề chi phí được kiểm soát tốt, giá thành hợp lý, cũng là lợi thế của BioStarch.

THUYET TRINH BIOSTARK

 

  • 15h13

Drone Pro - Giải pháp về thiết bị bay giao hàng tự động

Ông Trần Võ Trung - CEO Drone Pro cho biết dự án xuất phát từ vấn nạn kẹt xe ở các thành phố lớn đồng thời nhằm sáng tạo một giải pháp thiết bị bay thông minh để chuyển hàng đến người đang cư trú trên các căn hộ cao tầng trong thành phố với chi phí rẻ hơn 50% so với một nhân viên vận chuyển bình thường.

QUYN5940-7863-1606897259.jpg

 

Với ý tưởng này, đại diện dự án cho biết đã tìm hiểu nghiên cứu về thị trường, khảo sát các thông tin về khu vực cấm bay Drone, hệ thống quản lý lộ trình bay. Nhóm sáng lập tạo ra hệ thống rada, dù, túi khí cho thiết bị, giúp đảm bảo tính năng chính là vận chuyển hàng đồng thời tạo đa tính năng cho thiết bị như có thể làm sạch kính nhà cao tầng, vận chuyển người trong tương lai.

 

  • 15h16

QUYN5920-5372-1606897277.jpg

 

Mô hình kinh doanh có ba dòng doanh thu: dịch vụ giao hàng cho cư dân căn hộ, dịch vụ vệ sinh kính mặt ngoài và PCCC. Trong giai đoạn scale up, doanh thu đến từ bán trực tiếp sản phẩm cho thị trường. Giải pháp kỹ thuật cũng vừa được cấp bằng sáng chế để cung cấp ra thị trường. Mô hình này mở ra thị trường mới là các dịch vụ chăm sóc mặt ngoài cho các tòa nhà cao tầng trị giá hàng chục tỷ USD trên thế giới. Bản thân dịch vụ có biên lợi nhuận cao hơn 45%. Giai đoạn kế tiếp là tăng trưởng mạnh, hình thành mạng lưới giao hàng và tương lai có thể chở được hành khách trong đô thị.

QUYN5930-6398-1606897817.jpg

 

Hiện sản phẩm đang trong giai đoạn hoàn thiện để thương mại hóa và sử dụng thử. Doanh nghiệp có kế hoạch trả cổ tức cao cho nhà đầu tư tham gia vào lúc này.

 

  • 15h20

QUYN5968-9529-1606898236.jpg

 

Ông Trương Gia Bình thắc mắc Bộ quốc phòng có cho phép bay không. Trả lời vấn đề này, đại diện dự án cho biết đang xin được cáp phép cho bay trong những khu vực được quy định.

Tiếp phần vấn đáp, ông Chu Quang Thái - Trưởng đại diện thường trú NSSC tại TP HCM tin tưởng nếu khoảng cách điều khiển xa, thiết bị có thể đi ra ngoài khu vực đất liền, hỗ trợ các dịch vụ giao hàng ra biển đảo.

QUYN5964-6441-1606898237.jpg

 

Trong khi đó, ông Bùi Thành Đô - Founder & CEO ThinkZone Ventures thắc mắc về phân khúc thị trường của dự án. Trả lời việc này, đại diện dự án cho biết ban đầu dự án hướng đến chung cư trước vì có lợi thế cạnh tranh. Với hệ thống tự động của thiết bị, đại diện Drone Pro cho biết toàn bộ data về nơi nhận hàng - đường đi sẽ được đổ vào thiết bị trước khi bay nên không lo vấn đề bị "hack" thiết bị và data khi đang bay.

THUYET TRINH DRONE PRO

 

 

  • 15h24

MiSmart - drone do thám cánh đồng

Trình bày thứ ba trong Top 5, MiSmart mang đến giải pháp do thám cánh đồng và "chẩn bệnh" cây trồng bằng drone. Đây là lĩnh vực có nhiều đối thủ mạnh trên thị trường, do đó startup này tập trung thị trường nội địa, mục tiêu nội địa hóa sản phẩm hơn 70% và cung cấp cho thị trường trong nước.

QUYN6032-6319-1606898016.jpg

 

Anh Phạm Thanh Toàn - CEO MiSmart chia sẻ sứ mệnh của doanh nghiệp là cung cấp giải pháp viễn thám nông nghiệp đơn giản phục vụ nông dân. Doanh nghiệp từng đạt nhiều giải thưởng quan trọng về khởi nghiệp tại Việt Nam.

Trong những năm qua, nông nghiệp Việt Nam đã đạt thành tựu đáng kể nhưng nỗi đau của người nông dân vẫn còn, là được mùa mất giá. Điều này đến từ việc thiếu thốn công cụ hiện đại để theo dõi và quản lý cây trồng hiệu quả. Dẫn đến khi phát bệnh thì phun xịt toàn bộ cánh đồng, dư lượng thuốc trong nông sản cao, không đáp ứng tiêu chuẩn nhập khẩu của EU, Nhật Bản, giá thành ở mức thấp.

QUYN6040-3856-1606898078.jpg

 

Theo đó, MiSmart sẽ cung cấp drone thăm đồng, khảo sát, chụp ảnh cánh đồng và gửi về server hình ảnh 2D và 3D, xác định điểm bất thường trên cánh đồng. Drone sẽ phát hiện sâu bệnh ngay tại điểm bất thường này, gửi dữ liệu qua drone thứ hai đóng vai trò phun tưới cánh đồng chính xác tại vị trí sâu bệnh. Toàn bộ dữ liệu đưa về nền tảng IoT, theo thời gian thực, đồng thời dự báo khả năng hư hỏng của drone liên quan chức năng khảo sát, dựng bản đồ cây trồng, phun tưới...

Đại diện MiSmart cũng cung cấp thông tin về những nền tảng công nghệ mà doanh nghiệp này sử dụng để đo lường thảm thực vật, dựng bản đồ cánh đồng...

 

  • 15h30

Sau khi có dữ liệu, Mismart phân tích dữ liệu về sức khỏe của cây. Mỗi drone hoạt động có độ chính xác sai số 1 cm. Lợi ích của startup này là giải quyết hàng loạt các vấn đề của nông nghiệp tạo nhật ký, dữ liệu về sức khỏe cây trồng, tiết kiệm chi phí thuốc trừ sâu. Đặc biệt, giải pháp này mang an toàn cho người nông dân do không tiếp xúc trực tiếp với hóa chất.

QUYN6025-7671-1606899062.jpg

 

Theo đại diện Mismart, phần mềm quản lý bay của startup do người Việt có lợi thế cạnh tranh về giá với giá thành chỉ bằng 1/3 so với quốc tế. Hiện nay, startup hợp tác với chuyên gia nông nghiệp để đưa ra nhiều giải pháp bay. Mô hình kinh doanh của startup này là không bán trực tiếp cho nông dân mà bán cho các công ty trung gian với sản phẩm gồm drone, phần mềm và dữ liệu. CEO Mismart cho biết doanh thu năm 2020 của startup này là 10 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận gần 4 tỷ. Trong tương lai, dự kiến dung lượng thị trường của Mismart là 100 tỷ đô.

 

  • 15h33

Ông Richard Triều Phạm đặt câu hỏi MiSmart tính quy mô thị trường như thế nào. CEO MiSmart sử dụng phương pháp bottom-up, suy luận từ nhu cầu của các doanh nghiệp nông nghiệp đang áp dụng mô hình cánh đồng mẫu lớn, từ quy mô cánh đồng suy ra số lượng drone cần thiết để phục vụ và ước lượng quy mô thị trường giải pháp drone viễn thám cánh đồng.

QUYN6059-1809-1606898961.jpg

 

Ông Trương Gia Bình quan tâm vấn đề: "Drone có thể đánh giá được chất lượng tôm hay không?" Với thủy sản, đại dịch MiSmart trả lời cần một sản phẩm khác, là thiết bị tàu ngầm, đây cũng nằm trong chiến lược phát triển sản phẩm của startup. Về công nghệ, Chủ tịch FPT chất vấn kỹ hơn về công nghệ, trên mặt nước xác định bằng ánh sáng, vậy dưới nước thì xác định bằng cách nào. Đại diện MiSmart chia sẻ thiết bị sẽ dùng sóng âm để tính toán thực tế.

Vậy làm sao tính toán được tương lai? - Ông Trương Gia Bình tiếp tục "xoáy" vào yếu tố dự đoán tương lai với startup. Với câu hỏi này, anh Toàn thú nhận chưa tính toán đến bài toán tương lai.

QUYN6075-4368-1606898734.jpg

 

Còn về câu chuyện xác định loại sâu bệnh, drone của MiSmart cũng có thể cung cấp dữ liệu để các chuyên gia nông nghiệp xác định loại sâu bệnh. Tuy nhiên điều này có vẻ chưa thuyết phục được giám khảo Trương Gia Bình bởi khả năng vận hành chính xác của drone.

 

THUYET TRINH MISMART

 

  • 15h33

MiSmart cần một triệu USD, đổi 15% cổ phần

QUYN6081-1927-1606898550.jpg

 

Nhà đầu tư Phạm Văn Tam tiếp tục tỏ ra quan tâm đến lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao. Cụ thể Chủ tịch Winsan thắc mắc startup cần bao nhiêu tiền và dùng tiền để làm gì. Theo đó, MiSmart cần một triệu USD để đổi lấy 15% cho nhà đầu tư để mở rộng phát triển sản phẩm, lắp ráp và đưa vào sản xuất. Tuy nhiên ông Phạm Văn Tam không chọn nhấn chuông đầu tư.

 

  • 15h40

Cohota là startup cuối vào top 5

Hệ thống quản trị học tập Cohota (Cổng Học Tập) được phát triển theo giải pháp học tập tổng thể, phục vụ đa dạng các loại hình và mức độ quản lý khác nhau.

QUYN6125-8303-1606898935.jpg

 

Giải pháp được sử dụng ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề, trung học, trung tâm đào tạo... Theo ông Thái Chương - đại diện Cohota cho biết trung tâm là mảng yếu thế nhất trong hệ thống các cơ sở giáo dục. Với sự hỗ trợ của Cohota, các trung tâm đã tìm được mô hình mới, thay đổi phương pháp giảng dạy trên online, tạo môi trường cho học viên thuyết trình. Đồng thời Đại học Quốc gia đang áp dụng mô hình này trong giảng dạy. Đại học Sư phạm Đà Nẵng cũng là một trong những khách hàng của Cohota.

QUYN6088-5243-1606899142.jpg

 

Hệ thống dịch Vụ Cohota ngoài việc cung cấp dịch vụ trực tiếp, còn tạo điều kiện cho các đơn vị công nghệ giáo dục (Edtech) khác cung cấp dịch vụ vào trong hệ thống Cohota để gia tăng tính năng, nội dung học liệu nhằm nâng cao khả năng giúp đỡ giáo viên trong thiết kế kế hoạch giảng dạy trực tuyến.

 

 

  • 15h45

Cohota có 4 yếu tố quan trọng, bao gồm nền tảng quản lý học tập, nền tảng lưu trữ hành vi người dạy và học, giao diện linh hoạt và ứng dụng tiện ích mở rộng. Các ý tưởng dạy học đều khác biệt, do đó giao diện nếu cứng nhắc sẽ không phù hợp nhu cầu đa dạng của các lớp học, chương trình học. Với xu hướng Open App, Cohota cũng có thể tích hợp các ứng dụng, tiện ích mở rộng, với một khoản phí thu thêm từ phía người dùng.

QUYN6092-8886-1606899353.jpg

 

Với một khách hàng là một trường học hoặc trung tâm, Cohota chỉ cần 30 phút để xây dựng giao diện học tập trực tiếp cho khách hàng. Với nền tảng học tập trực tuyến, Cohota ứng dụng các tiêu chuẩn quốc tế và nền tảng hàng đầu thế giới để triển khai tại thị trường Việt Nam. Tất cả đều được sẵn sàng để tích hợp và phát triển nền tảng phù hợp với từng khách hàng.

"Chúng tôi đã gặt hái sự tin cậy trong cộng đồng giáo dục, đây là một món quà lớn", đại diện Cohota chia sẻ.

 

QUYN6114-2405-1606899353.jpg

 

Anh Thái Chương cũng chia sẻ trong 9 tháng qua, doanh nghiệp đã chi 50.000 USD để phát triển nền tảng, đồng hành cùng trung tâm dữ liệu của Đại học Quốc gia. Trong vòng gọi vốn tiếp theo, anh kỳ vọng nhận 1,5 triệu USD, hiện đang vào vòng seeding 90.000 USD. Số tiền nay được kỳ vọng giúp 5% các trường đại học tại Việt Nam chuyển dịch lên cloud. Dần dần đã có nhiều khách hàng tin tưởng vào nền tảng này. Bên cạnh đó là 5% thị trường là các trung tâm đào tạo.

 

  • 15h50

QUYN6130-1169-1606900195.jpg

 

Đặt câu hỏi cho đại diện Cohota, ông Trương Gia Bình đặt ra 3 câu hỏi: Học tại sao lại là áp lực; Những người học giỏi nhất lại không thành đạt; Tại sao việc học lại chán chường? Trả lời vấn đề này, đại diện Cohota cho biết việc học hiện nay đang nặng về sách vở, do đó Cohota mong muốn mang đến những kiến thức mới hơn cho người học qua hệ thống thông tin, giảng dạy sáng tạo. Với câu hỏi 2, ông Thái Chương cho rằng phụ thuộc vào sự may mắn. Còn với câu thứ 3, Thái Chương cho rằng phần lớn giáo viên hiện nay theo mẫu rất nhiều, không tạo ra sự sáng tạo và thích thú trong giáo dục.

 

  • 15h53

Bà Lê Diệp Kiều Trang tiếp tục đặt câu hỏi, Cohota đang có lợi thế kết nối với trường đại học, nhưng trong bối cảnh hiện tại cạnh tranh đang rất cao trong lĩnh vực edtech, làm sao giữ được lợi thế đó và trở thành nền tảng cho giáo dục của Việt Nam? Anh Thái Chương chia sẻ tất cả công nghệ đều là dịch vụ mã nguồn mở, xây dựng trên tâm huyết với giáo dục và niềm tin vào sứ mệnh phục vụ cho giáo dục của Việt Nam.

QUYN6111-6418-1606900338.jpg

 

Từ bàn nhà đầu tư, anh Hiếu đại diện VIISA thắc mắc thành tựu của Cohota là gì để có thể xứng đáng gọi 1,5 triệu USD. Anh Thái Chương chia sẻ hiện chưa sử dụng hết vốn từ vòng đầu tư trước, dự trù trong hai năm cho round tiếp theo. Startup này không ngại thú nhận đang rất khó khăn trong nhận vốn đầu tư ở thời điểm hiện tại. Trong khi đó đà tăng trưởng của startup đang rất nhanh vì theo đuổi mô hình subscription.

Ông Trương Gia Bình đặt câu hỏi: "Trong thời Covid-19, startup nói gì để nhà đầu tư bỏ tiền?" Thời gian qua, startup quan điểm "không bán hàng" để hỗ trợ 10.000 giáo viên, nhưng khi Covid-19 quay lại thì "không bán hàng không được". Cả hội trường tán thưởng cách chơi chữ này của anh Thái Chương bằng tràng vỗ tay, khép lại phần thuyết trình với nhiều chia sẻ thú vị.

THUYET TRINH COHOTA

 

  • 16h35

Ba tâm niệm của Chủ tịch Trương Gia Bình  

Ông Trương Gia Bình kỳ vọng phiên đối thoại mang đến những giá trị mới, dù ông vừa trải qua một ngày làm việc dài với một tập đoàn hàng đầu trong nước, cũng với chủ đề chuyển đổi số và vươn tầm quốc tế. Ông mở đầu phiên thảo luận về khát vọng, đam mê, công nghệ và ứng dụng của startup. Trong đó, ông nhấn mạnh ba điều.

QUYN6214-7614-1606902942.jpg

 

Thứ nhất, không bao giờ ngừng đam mê. Cuộc đời không dễ dàng. Có thể doanh nghiệp sẽ thất bại lần thứ nhất, lần thứ hai, lần thứ "n", nhưng ông vẫn muốn các startup "Hãy đứng dậy!". Ông gợi nhớ câu chuyện với Jack Ma trong lần tỷ phú này đến Việt Nam năm 2017: "Suốt một đời ngã, nghị lực nào giúp anh đứng dậy?". Jack Ma bảo: "Đời tôi toàn ngã, không đứng dậy thì biết làm gì". Do đó nếu startup trong khán phòng này nếu một lần ngã, thì chẳng đáng bao nhiêu, hãy đứng dậy trên chính nơi các bạn ngã, đừng bao giờ mất niềm tin vào chính mình. Đừng để mất khát vọng. Hãy sống với khát vọng và đam mê.

Kế đến, ông muốn nhấn mạnh, công nghệ vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, startup có thể hiểu về IoT, cloud, AI, Big Data... nhưng quan trọng là phải hiểu con người. Con người là tất cả. Startup cần hiểu các bạn muốn mang lại giá trị gì, cho ai.

Điều thứ ba, không ai trong đời giỏi mọi việc. Các bạn cần đồng đội, những người sẵn sàng đồng hành qua giông bão. Đừng để cái tôi làm hỏng cái tình đồng đội. Các bạn sẽ thành công khi có những người sẵn sàng đi bên cạnh, qua mọi giông ba bão tố. Jack Ma từng chia sẻ, ông không chọn người tài mà là những người bình thường. Nếu những người bình thường cùng nhau không giải quyết được vấn đề, thì về nghỉ ngơi, và ngày sau tiếp tục bàn bạc, sau nhiều lần rồi cũng sẽ đi đến giải pháp.

Ông Trương Gia Bình cho rằng, con người vẫn là yếu tố tối quan trọng. Không có ai vĩ đại trừ những nhà khoa học như Einstein hay Newton. Còn chúng ta không phải những nhà khoa học, chúng ta là những con người công nghệ, phục vụ con người, mang lại giá trị cho con người. Do đó chúng ta cần những người khác nhau.

 

  • 16h37

Chủ tịch FPT đối thoại quán quân Startup Việt 

Sau phần trình bày "mỗi người mỗi vẻ mười phân vẹn mười" của Top 5 Startup Việt 2020, Chủ tịch FPT Trương Gia Bình có phiên đối thoại với quán quân Startup Việt các mùa trước, với anh Đào Việt Thắng - Đồng sáng lập và CFO Vexere - quán quân Startup Việt 2016, anh Bùi Hải Nam - CEO Datamart - quán quân Startup Việt 2018, anh Phan Xuân Cảnh - CEO Việc Có - quán quân Startup Việt 2019.

QUYN6271-8385-1606902730.jpg

 

 

16h44

Đối thoại với quán quân các mùa startup trước

QUYN6272-7207-1606902989.jpg

 

Ông Trương Gia Bình chia sẻ, tất cả các phần bỏ phiếu tất cả đều theo cảm tính. Vậy thì, với vai trò là những thí sinh đã đạt giải các mùa trước thì cảm tính của hội đồng giảm khảo là đúng hay sai?

Trả lời đầu tiên, ông Phan Xuân Cảnh - CEO Việc Có - Quán quân Startup Việt 2019 cho rằng hội đồng đã có quyết định đúng. Tính đến nay, công ty chỉ sử dụng 50% giải pháp cho thị trường. Còn hơn 50% còn lại, Viec.co sử dụng dồn lực vào phát triển con người và tiếp tục giữ niềm tin khi khởi nghiệp. Do đó, ông Cảnh cho rằng đúng hay sai dựa vào mối quan hệ giữa hội đồng với startup.

QUYN6329-8071-1606903560.jpg

 

Trả lời câu hỏi về những thay đổi trong kinh doanh trong cả năm qua, ông Cảnh cho biết Viec.co đã tập trung vào mảng mạnh nhất của startup và hiện vẫn đang phát triển. Ông Cảnh cho biết Viec.co đang phấn đấu tăng trưởng hai chữ số so với năm ngoái.

 

  • 16h49

Tiếp tục "hỏi xoáy" Việc.Có, ông Trương Gia Bình muốn biết startup này có muốn gọi vốn nữa không. Anh Phan Xuân Cảnh chia sẻ hiện chưa có nhu cầu gọi vốn vì không gặp áp lực về tài chính, quan trọng là kiểm soát chi phí tốt và phục vụ hiệu quả cho tăng trưởng.

QUYN6361-6444-1606903257.jpg

 

Với Datamart, anh Bùi Hải Nam tin các giám khảo năm ấy đã đúng khi đặt niềm tin vào startup này. Mỗi khi nhìn lại khoảnh khắc tại Startup Việt, đó như một niềm động lực giúp vực dậy Datamart sau mỗi lần vấp ngã suốt hai năm qua. Hiện tại, niềm tin của giám khảo và cộng đồng dành cho Datamart là động lực giúp startup này tiếp tục theo đuổi sứ mệnh các nhà bán hàng thương mại điện tử chinh phục thành công bằng nền tảng số.

Ông Trương Gia Bình tiếp tục: "Covid-19 là cơ hội hay khó khăn với Datamart?" Anh Bùi Hải Nam khẳng định đại dịch là cả hai điều trên. Đầu tiên là khó khăn, đặc biệt với startup - doanh nghiệp non trẻ trước biến động. Sau đó là cơ hội để cho startup hiểu mình "lỳ đòn" cỡ nào, linh động ra sao để thích nghi hoàn cảnh. Kế đến, mô hình của Datamart dựa trên thương mại điện tử, do đó có nhiều lợi thế bứt phá.

Đọc tiếp tại VnExpress
Nguồn: VnExpress