Giải pháp kiểm soát vi khuẩn Vibrio spp. gây bệnh hoại tử gan tuỵ cấp trên tôm thẻ chân trắng
Bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND), hay còn gọi là hội chứng tôm chết sớm - EMS) là một bệnh rất nguy hiểm ở tôm. Bệnh gây chết tôm hàng loạt chỉ sau một thời gian ngắn. Tôm có thể bị nhiễm bệnh hoại tử gan tụy trong suốt quá trình nuôi, tập trung nhiều ở giai đoạn tôm nhỏ đến 60 ngày tuổi.
Để kiểm soát vi khuẩn Vibrio spp. gây bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND) trên tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei), người nuôi phải tuân thủ yêu cầu về chọn vị trí và chuẩn bị ao nuôi, yêu cầu về chất lượng tôm giống, thả giống. Đặc biệt, trong quá trình chăm sóc và quản lý, có thể sử dụng hai giải pháp sau:
a. Giải pháp bổ sung vào thức ăn các chất/sản phẩm chế phẩm sinh học hiệu quả nhằm ức chế vi khuẩn gây bệnh:
- Thức ăn sử dụng là thức ăn công nghiệp dạng viên có độ đạm 38 - 40%. Trong tháng thứ nhất, cho tôm ăn (bằng tay) 6 lần/ngày vào các thời điểm: 6 giờ 30 phút; 9 giờ 30 phút; 12 giờ 30 phút; 15 giờ 30 phút; 18 giờ 30 phút và 21 giờ 30 phút. Trong tháng nuôi thứ hai và thứ ba, tôm được cho ăn bằng máy cho ăn tự động, cho tôm ăn 04 lần/ngày vào các thời điểm: 06 – 07 giờ; 10 – 11 giờ; 14 – 15 giờ; 17 – 18 giờ với khối lượng thức ăn bằng 3% khối lượng tôm.
- Định kỳ trộn vào thức ăn cho tôm: chế phẩm sinh học (có thành phần chính là Bacillus spp., Lactobacillus spp.) với hàm lượng 108CFU/g, tỷ lệ 5-10g chế phẩm sinh học/01 kg thức ăn; Beta-glucan với hàm lượng 20.000mg, tỷ lệ 5-10g Beta-glucan/01 kg thức ăn.
Sử dụng cách 05 ngày/01 đợt, mỗi đợt cho ăn 03 ngày liên tiếp, mỗi ngày cho ăn hai lần (lần cho ăn đầu tiên và lần cho ăn cuối cùng trong ngày), thực hiện trong tháng thứ nhất của quá trình nuôi, cụ thể ở bảng sau.
Hướng dẫn cho tôm ăn sử dụng chế phẩm sinh học định kỳ trong tháng thứ nhất
Ngày nuôi thứ |
Lần 1 (6h30) |
Lần 2 (9h30) |
Lần 3 (12h30) |
Lần 4 (15h30) |
Lần 5 (18h30) |
Lần 6 (21h30) |
1 - 3 |
Cho tôm ăn thức ăn bổ sung (chế phẩm sinh học và Beta-glucan) |
Cho tôm ăn bình thường |
Cho tôm ăn thức ăn bổ sung (chế phẩm sinh học và Beta-glucan) |
|||
4 - 8 |
Cho tôm ăn bình thường |
|||||
9 - 11 |
Cho tôm ăn thức ăn bổ sung (chế phẩm sinh học và Beta-glucan) |
Cho tôm ăn bình thường
|
Cho tôm ăn thức ăn bổ sung (chế phẩm sinh học và Beta-glucan) |
|||
12 - 16 |
Cho tôm ăn bình thường |
|||||
17 - 19 |
Cho tôm ăn thức ăn bổ sung (chế phẩm sinh học và Beta-glucan) |
Cho tôm ăn bình thường |
Cho tôm ăn thức ăn bổ sung (chế phẩm sinh học và Beta-glucan) |
|||
20 - 24 |
Cho tôm ăn bình thường |
|||||
25 - 27 |
Cho tôm ăn thức ăn bổ sung (chế phẩm sinh học và Beta-glucan) |
Cho tôm ăn bình thường |
Cho tôm ăn thức ăn bổ sung (chế phẩm sinh học và Beta-glucan) |
Lưu ý: Bổ sung chất kết dính (Binder) nhằm làm giảm thất thoát chế phẩm bám vào thức ăn, bổ sung theo tỷ lệ 5g Binder/01 kg thức ăn. Sau khi trộn để 15 phút rồi mới cho tôm ăn.
b. Giải pháp quản lý chất lượng nước bằng việc định kỳ sử dụng các chế phẩm sinh học xử lý nước hiệu quả:
- Định kỳ xử lý nước bằng chế phẩm sinh học (có thành phần chính là Nitrosomonas spp., Nitrobacter spp.), với hàm lượng 108CFU/g, tỷ lệ 01kg chế phẩm/1.000m3 nước (hòa tan chế phẩm sinh học trực tiếp với nước ao nuôi, tạt trực tiếp xuống ao nuôi), sử dụng cách 3 ngày/đợt, mỗi đợt 1 lần, thực hiện trong suốt quá trình nuôi, cụ thể tại bảng sau:
Hướng dẫn sử dụng chế phẩm sinh học xử lý nước định kỳ
Ngày nuôi thứ |
Thời gian thực hiện (17-18 giờ) |
1; 5; 9; 13; 17; 21; 25; 29; 33; 37; 41; 45; 49; 53; 57; 61; 65; 69; 73; 77; 81; 85; 89 |
Sử dụng chế phẩm sinh học xử lý nước (có thành phần chính là Nitrosomonas spp., Nitrobacter spp., hàm lượng 108CFU/g) |
- Kiểm soát việc bổ sung và thay nước: việc thay nước thường được tiến hành khi ao nuôi có “sự cố” hay thay nước ao nuôi khi tôm ở giai đoạn trên 2 tháng nuôi. Lượng nước thay tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây ra “sự cố” (độ trong thấp, tảo tàn,…), lượng nước thay có thể lên đến 50%. Thay nước khi xi phông tuỳ thuộc vào mực độ cho tôm ăn nhiều hay ít, lượng nước thay có thể từ 30-50 % nước.
BBT
Nguồn: khuyennongvn.gov.vn