Hotline: 028 363 66 229

Giá tôm thẻ giảm mạnh, nhiều nông dân gặp khó

Thời gian gần đây, đầu ra của con tôm thẻ gặp nhiều khó khăn do giá tôm giảm mạnh. Trong khi đó, chi phí đầu tư cao, giá thức ăn tăng, khí hậu biến đổi khiến người nông dân luôn trong tình cảnh “điêu đứng”.

Tình hình giá tôm thẻ rớt giá ở nhiều nơi 

Hiện nay, nhiều tỉnh tại Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), giá tôm thẻ tiếp tục giảm mạnh. Tính từ đầu tháng 5, cụ thể là ngày 6/5 thì mức giá của tôm nuôi ao bạt loại 30 con/kg có giá từ 134.000 - 136.000 đồng/kg. Nuôi ao đất từ 108.000 - 109.000 đồng/kg. Đối với giá của tôm thẻ loại 40kg/con, nếu nuôi ao bạt sẽ có mức giá là 111.000 đồng/kg và nuôi ao đất là 108.000 đồng/kg. 

Như vậy, các loại tôm nước lợ hay nước mặn đều có chiều hướng giảm. Nếu tính so với thời điểm trước tết nguyên đán 2023, thì giá mỗi kg tôm thẻ đã giảm từ 50.000 - 70.000 đồng/kg. Trong khi, chi phí đầu tư nuôi tôm công nghệ rất cao thì ngày một tăng lên. Song song với đó giá thức ăn, giá điện, giá nhân công tăng vọt,... khiến bà con nông dân đều rơi vào tình cảnh bị thua lỗ nặng.

Tôm thẻGiá tôm thẻ loại 30 con/kg có mức giá từ 134.000 đồng/kg - 136.000 đồng/kg. Ảnh: Tép Bạc

Theo ông Nguyễn Tấn Phá, hộ nuôi tôm tại tỉnh Bến Tre cho hay. So với giá tôm loại 30 con/kg, trước đây có giá trên 200 đồng/kg, loại 40 con/kg từ 170.000 - 180.000kg thì nay chỉ còn khoảng 110.00 đồng/kg. Giá tôm giảm mạnh trên 70.000 đồng/kg cộng với đó, giá thức ăn tăng, giá điện tăng. Thì trong khoảng thời gian này, người nuôi tôm hoàn toàn không có lãi. Với những bà con đang vay lãi ngân hàng thì càng thua lỗ nặng hơn. 

Về tỉnh Tiền Giang, ông Ngô Minh Tuấn - Một chủ trang trại tôm chia sẻ, với tình hình hiện tại, chi phí đầu tư lớn hơn so với chi phí bán ra nên bà con thua lỗ. Bước sang tháng 5, giá điện nhà nước tăng thêm 3%, trở thành áp lực đối với người nuôi tôm CNC. 

Tại 2 tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu, ước tính diện tích nuôi tôm nước lợ khoảng 186.000 ha. Riêng tại tỉnh Sóc Trăng đã chiếm khoảng 30% tổng diện tích nuôi tôm công nghệ cao. Năng suất và sản lượng tôm thu hoạch cũng tăng lên gấp 2-3 lần. Nên nếu xét riêng giá tôm hiện tại, rất khó để phát triển mô hình nuôi tôm nước lợ và nước mặn. Đặc biệt nhất là khó trong việc nhân rộng mô hình nuôi công nghệ cao. 

Giá tôm giảm do nguyên nhân nào? 

Một trong những nguyên nhân khiến giá tôm sụt giảm mạnh trong thời gian qua, chính là nhập khẩu tôm chậm, diện tích nuôi tôm ở ĐBSCL tăng cao. Thêm vào đó là mô hình nuôi tôm CNC được nhân rộng. Từ đó, làm cho sản lượng tôm tăng cao, dẫn đến tình trạng cung vượt qua cầu. 

Bên cạnh đó, trước tình hình khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Làm cho thủy sản nước ta xuất khẩu sang thị trường châu Âu, Bắc Mỹ bị giảm nghiêm trọng. Do đó, giá tôm thẻ trong nước cũng giảm kịch liệt theo.

Tôm thẻGiá tôm thẻ giảm mạnh, bà con nông dân thua lỗ, gặp nhiều khó khăn. Ảnh: st.app1h.com

Đồng thời, giá thức ăn, vật tư đầu vào không có dấu hiệu giảm. Thậm chí còn tăng cao khiến bào con đối diện với nhiều khó khăn. Rất ngại thả lại giống vì lợi nhuận thấp mà rủi ro lại vô cùng cao. Song song, với đó là tình hình thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao, nuôi tôm không thuận lợi, giá tôm sụt kiểu này bà con từ hòa vốn đến thua lỗ. 

Giải pháp đặt ra lúc này 

Trước tình hình khó khăn của ngành nuôi tôm. Các ban ngành lãnh đạo tại ĐBSCL đang tích cực tăng cường, hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc xúc tiến thương mại. Với mục đích tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường. Tăng cường liên kết, chia sẻ những thông tin qua các địa phương vì tình hình sản xuất, sản lượng thu hoạch tôm. Các định thị trường tiêu thụ sản phẩm, thực hiện các chương trình kết nối giữa ngân hàng và doanh nghiệp. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, hợp tác xã tiếp cận được với nguồn vốn vay. 

Tại Cà Mau, thủy sản được xem là ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh trong tương lai. Do đó, nếu tình hình xuất khẩu thủy sản gặp nhiều trắc trở, sẽ ảnh hưởng lớn đến bà con nông dân, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của tỉnh. Chính vì vậy mà, Chủ tịch UBND tỉnh - Ông Huỳnh Quốc Việt đã có cuộc họp với nội dung tìm giải pháp nhằm tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn, nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất và xuất khẩu trong thời gian sắp tới. 

Cùng với đó, Vasep cũng đưa ra các lưu ý đến doanh nghiệp thủy sản, hiện giờ đang có một thị trường rộng lớn, tiềm năng, đó chính là thị trường nội địa. Bởi vì, hiện mỗi năm, sản lượng tôm cả nước đạt gần 1 triệu tấn. Trong đó, tôm sú đạt hơn 300.000 tấn nhưng xuất khẩu chỉ khoảng 150.000 tấn.

Như vậy, có thể thấy được 50% sản lượng tôm sú đang nằm tại thị trường nội địa. Thế nên, cần phải cân đối được vấn đề phục vụ trong nội địa và xuất khẩu. Bởi giá thủy sản xuất khẩu bao giờ cũng cũng nằm ở mức thấp hơn so với giá thị trường trong nước. 

Xét về lâu dài, cần giải quyết triệt để vấn đề sản xuất tôm nguyên liệu nhỏ lẻ, điều này khiến việc đầu tư cơ sở hạ tầng gặp nhiều khó khăn. Đây không phải vấn đề đơn giản, mà nó cần phải nỗ lực để có được hệ thống sản xuất ổn định và truy xuất được nguồn gốc. Từ đó, con tôm Việt Nam mới có thể tăng trưởng xuất khẩu đi các thị trường khó tính. 

Hòa Thy

Nguồn: Tép Bạc