5 biện pháp phòng ngừa vi khuẩn Vibrio
Vibrio là một loại vi khuẩn tồn tại trong môi trường nước và phổ biến trong các ao nuôi tôm thương phẩm. Các bệnh do vi khuẩn Vibrio có thể xảy ra thường xuyên hơn ở các trại sản xuất giống, do hệ thống miễn dịch của tôm giống tương đối kém phát triển. Tuy nhiên, các trường hợp dịch bệnh trong ao nuôi tôm thương phẩm cũng có thể xảy ra. Dưới đây là một số dấu hiệu lâm sàng của tôm nhiễm vi khuẩn Vbrio:
- Tôm lờ đờ, bơi tắp vào bờ.
- Tôm giảm hoặc bỏ ăn.
- Cơ thể đổi màu đỏ, gan tụy nhợt nhạt.
- Xuất hiện các mảng trắng ở cơ bụng.
- Phát sáng.
Trong nuôi tôm thẻ chân trắng (L. vannamei), vi khuẩn Vibrio có liên quan đến một số bệnh nguy hiểm nhất như: Vi khuẩn Vibrio harveyi tác nhân chính gây phát sáng trên ấu trùng tôm và gây chết hàng loạt. Vi khuẩn V. vulnificus, V. fluvialis, V. parahaemolyticus, V. alginolyticus và V. cholerae có liên quan đến bệnh phân trắng (WFD) đang tàn phá nhiều tại các nước sản xuất tôm lớn trên tế giới. Vi khuẩn V. parahaemolyticus cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra EMS/AHPND.
Các biện pháp phòng ngừa vi khuẩn Vibrio
1. Giữ nồng độ Vibrio dưới ngưỡng tối đa
Vì Vibrio sống phổ biến trong nước ao nên việc theo dõi nồng độ Vibrio và duy trì chúng dưới một ngưỡng nhất định có thể là một trong những cách để ngăn ngừa nhiễm bệnh do vi khuẩn Vibrio gây ra. Ngưỡng tối đa khác nhau, tùy thuộc vào trang trại, điều kiện và hoàn cảnh môi trường. Trong bảng 1 thể hiện ngưỡng tối đa cho nồng độ vi khuẩn Vibrio trong ao nuôi tôm được đề xuất:
Bảng 1. Ngưỡng tối đa cho nồng độ Vibrio trong ao nuôi tôm
2. Sử dụng hậu ấu trùng tôm sạch bệnh (SPF) hiệu quả cao
Việc lựa chọn nguồn gen tôm hậu ấu trùng (PL) và trại sản xuất giống nên được ưu tiên cao. PL từ trại giống có thể là nguồn lây nhiễm mầm bệnh phổ biến trong trang trại. Để ngăn chặn điều này, hãy sử dụng PL sạch mầm bệnh (SPF) cụ thể từ các trại sản xuất giống được chứng nhận để đảm bảo an toàn và chất lượng.
3. Thực hiện an toàn sinh học mạnh mẽ
Trong trường hợp các bệnh liên quan đến Vibrio, điều quan trọng là phải đảm bảo rằng trang trại được bảo vệ khỏi sự xâm nhập của mầm bệnh thông qua các vật trung gian truyền bệnh và luôn được duy trì môi trường nước sạch sẽ. Một số biện pháp an toàn sinh học mà người nuôi có thể thực hiện:
- Phơi đáy và khử trùng ao trước khi bắt đầu vụ nuôi.
- Sát trùng dụng cụ nuôi thường xuyên.
- Xử lý mầm bệnh, khử trùng nước trước khi cấp vào ao nuôi.
- Lắp đặt các dụng cụ vệ sinh ở lối vào trang trại, bao gồm rửa tay, ngâm chân.
- Đảm bảo mọi người đi ủng khi vào hoặc làm việc tại trang trại.
- Sử dụng lớp lót ao bằng các vật liệu như HDPE.
- Duy trì tải trọng hữu cơ được kiểm soát bằng cách hút đáy ao thường xuyên.
Điều quan trọng nữa là khử trùng nước nuôi bằng Chlorine trước khi bắt đầu vụ nuôi, vì nó giúp giảm lượng vi khuẩn trong nước (Bảng 2), và kết hợp điều này với việc vệ sinh đáy ao thường xuyên và sử dụng men vi sinh.
Bảng 2. Ảnh hưởng của quá trình khử trùng bằng chlorine đến sự phát triển của vi khuẩn Vibrio trong ao nuôi tôm
4. Sử dụng chế phẩm sinh học
Vi khuẩn probiotic có thể cạnh tranh với Vibrio gây bệnh cơ hội để có được chất dinh dưỡng và không gian. Chúng cũng có thể tạo ra các chất ức chế sự phát triển của vi khuẩn Vibrio gây bệnh trong môi trường nước. Nghiên cứu trước đây của Widigdo & cs. (2021) cho thấy rằng, việc áp dụng chế phẩm sinh học dẫn đến số lượng vi khuẩn thấp cũng như tổng số vibiro (TVC) thấp hơn (Hình 1).
Probiotic cũng giúp duy trì chất lượng nước tốt thông qua việc hấp thụ hoặc phân hủy trực tiếp các chất hữu cơ trong nước. Một số chủng thường được sử dụng cho mục đích này bao gồm Nitrosomonas sp., Nitrobacter sp., Nitrosococcus sp., Bacillus sp., Aerobacter sp., và Pseudomonas sp.
Hình. Tổng số Vibiro ở các phương pháp điều trị khác nhau.
K: Không sử dụng probiotic, A: 0,1 mg/L probiotic, B: A: 0,2 mg/L probiotic, C: 0,4 mg/L probiotic
5. Thực hiện các mô hình nuôi thay thế
Các hệ thống được phát triển gần đây để giải quyết các thách thức trong nuôi tôm bao gồm biofloc (BFT) và công nghệ nước xanh (GWT). Mục đích của các hệ thống này là giảm nồng độ Vibrio trong nước ao và tăng cường hệ thống miễn dịch của tôm.
Một số nghiên cứu trước đây cho thấy BFT đã giảm thành công nồng độ Vibrio cũng như các bệnh liên quan đến vi khuẩn Vibrio. Hệ thống biofloc cũng được chứng minh là có hiệu quả chống lại bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND). Tuy nhiên, BFT cũng có một số nhược điểm bao gồm khó bảo trì trong các hệ thống mở, nhu cầu điện cao và cần các kỹ thuật được đào tạo để vận hành và bảo trì hệ thống.
Hệ thống GWT được hoạt động bằng cách sử dụng nuôi ghép cá trong các ao nuôi tôm thương phẩm. Hệ thống này có hiệu quả trong việc chống lại EMS/AHPND và mang lại sức khỏe tôm được cải thiện cùng với tỷ lệ sống cao.
Hệ thống GWT cũng được đặc trưng bởi một lượng lớn vi tảo như Nannochloropsis và Chlorella, có lợi nhờ khả năng tạo ra các chất và hợp chất kháng khuẩn đóng vai trò là chất gây nhiễu cảm biến giao tiếp vi khuẩn (QS) để ức chế sự phát triển của Vibrio và làm giảm độc lực. Các hợp chất được tạo ra bởi vi tảo trong các hệ thống GWT có thể ức chế giao tiếp của vi khuẩn, dẫn đến ức chế tăng trưởng và suy giảm độc lực. Tuy nhiên, rủi ro khi sử dụng hệ thống GWT là nếu không được quản lý đúng cách, nó có thể dẫn đến cạn kiệt oxy, giá trị pH không ổn định và gây chết hàng loạt. Hệ thống này cũng mất hiệu quả sinh khối tôm cao hơn.
Hà Anh (Lược dịch)
Nguồn: Người Nuôi Tôm